Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri Nghi Xuân

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cảm ơn những ý kiến tâm huyết của cử tri và thông tin thêm một số vấn đề mà người dân quan tâm.

bqbht_br_5.jpg

Các đại biểu tham dự hội nghị

Sáng 18/4, tại xã Xuân Viên, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri huyện Nghi Xuân trước Kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XV.

Tham dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thông tin tới cử tri về kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh sau Kỳ họp thứ 8 đến nay; dự kiến nội dung, chương trình, thời gian tiến hành Kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XV sắp tới.

bqbht_br_2.jpg

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia báo cáo tại buổi tiếp xúc cử tri.

Theo đó, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội họp theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 5/5 đến 27/5/2025; đợt 2 từ ngày 11/6 đến 28/6/2025.

Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét, thông qua 30 luật và 7 nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật; xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, phục vụ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, phát triển KT-XH...

 

Tại hội nghị, cử tri bày tỏ đồng tình cao với các báo cáo, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến một số lĩnh vực.

Theo đó, nhiều cử tri huyện Nghi Xuân mong muốn các cấp, ngành quan tâm, sớm xử lý một số vấn đề còn bất cập trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; thực hiện chi trả chế độ chính sách cho người có công kịp thời hơn.

Cử tri cũng đề cập đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại Khu công nghiệp Gia Lách cần đảm bảo quyền lợi cho người dân; xem xét thu hồi đất các doanh nghiệp triển khai dự án không đúng mục đích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

bqbht_br_3.jpg

Ông Phan Viết Hưng (thôn Cát Thủy): Đề nghị các cấp quan tâm hỗ trợ, bảo tồn phát huy giá trị Di tích khảo cổ học quốc gia Phôi Phối - Bãi Cọi.

Một số cử tri lo ngại về tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả vừa bị phát hiện, do đó, đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước; quản lý chặt chẽ việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm không đúng sự thật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

bqbht_br_1.jpg

Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Văn Hiếu giải trình một số nội dung mà cử tri phản ánh.
 

Liên quan đến vấn đề sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp, cử tri mong muốn lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài sắp xếp, bố trí phù hợp để phục vụ Nhân dân; quan tâm chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách, không chuyên trách cấp xã nghỉ việc sau sáp nhập, không bố trí công tác theo quy định...

Về lĩnh vực y tế, văn hóa: việc chuyển tuyến còn nhiều rườm rà, khó khăn cho người bệnh; xem xét tăng chế độ bảo hiểm y tế cho người dân đến khám bệnh; quan tâm hỗ trợ kinh phí nâng cấp, bảo tồn phát huy giá trị Di tích khảo cổ học quốc gia Phôi Phối - Bãi Cọi…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri. Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp, gửi đến diễn đàn của Quốc hội xem xét theo thẩm quyền.

bqbht_br_6.jpg

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tiếp thu và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri địa phương quan tâm.

Liên quan đến các vấn đề về văn hoá, y tế, giáo dục, nhất là hỗ trợ nguồn kinh phí để trùng tu di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xã Xuân Viên và ngành VH-TT&DL tiếp tục trình Bộ VHTT&DL xem xét.

Các vấn đề tồn đọng về đất đai, đề nghị huyện tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm. Về những băn khoăn với đối tượng cán bộ bán chuyên trách trong quá trình sáp nhập, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục có ý kiến tại diễn đàn Quốc hội.

 

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cũng thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Hà Tĩnh không nằm trong diện sáp nhập là một lợi thế để tỉnh khẳng định vị thế, phát huy bản sắc văn hoá địa phương. Việc giải thể cấp huyện, sáp nhập các xã với quy mô lớn hơn, bỏ các cấp trung gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Để vận hành bộ máy mới, bước đầu sẽ có những khó khăn, cần sự chia sẻ của người dân.

Trong thời gian tới, đề nghị huyện Nghi Xuân tập trung hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội; các nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra; tập trung cao cho việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tham mưu tỉnh các phương án sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ cấp xã để vận hành bộ máy hiệu quả ngay sau khi sáp nhập.

Xem nhiều nhất

Hà Tĩnh tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số PCI năm 2024

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự lễ công bố.Năm 2024, Báo cáo PCI cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh. Điểm số trung vị đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.Kết quả PCI 2024, trong top 30 tỉnh, thành, TP Hải Phòng xếp vị trí quán quân với 74,84 điểm; vị trí thứ 2 thuộc về tỉnh Quảng Ninh với 73,20 điểm; xếp thứ 3 là Long An với 72,64 điểm; tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 với 71,24 điểm; tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu xếp thứ 5 với 71,17 điểm. Top 30 tỉnh, thành phố có điểm số PCI năm 2024 cao nhất.Với số điểm đạt 66,16 điểm (tăng 2,4 điểm), Chỉ số PCI năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 và tăng 8 bậc so với năm 2023 (năm 2023 chỉ số PCI Hà Tĩnh đạt 63,76 điểm, xếp thứ 54).Trong đó, các chỉ số thành phần ghi nhận sự cải thiện so với năm 2023 như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,5 điểm, tăng 1,61 điểm; chỉ số đào tạo lao động đạt 7,45 điểm, tăng 2,41 điểm; chỉ số gia nhập thị trường đạt 8,22 điểm, tăng 1,07 điểm; chỉ số chi phí thời gian tăng từ 7,26 điểm, tăng 0,4 điểm; tính minh bạch đạt 6,35 điểm, tăng 0,4 điểm; tính năng động của chính quyền tỉnh đạt 5,79 điểm, tăng 0,26 điểm.Các chỉ số giảm điểm so với năm 2023 gồm: tiếp cận đất đai giảm 1,05 điểm; chi phí không chính thức giảm 0,9 điểm; cạnh tranh bình đẳng giảm 1,01 điểm; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự giảm 0,33 điểm. Chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp.Ngoài ra, đối với Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, thống kê từng chỉ số thành phần ghi nhận Hà Tĩnh có sự tăng điểm ở 4/4 chỉ số.Cụ thể: giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai tăng 0,22 điểm; đảm bảo tuân thủ tăng 1,08 điểm; thúc đẩy thực hành xanh tăng 0,37 điểm; chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,87 điểm. Báo cáo PCI là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện. Năm 2024 là năm thứ 20 chỉ số này ra đời và được công bố tại Việt Nam.Báo cáo PCI năm 2024 tiếp tục truyền tải đánh giá của doanh nghiệp về nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc quản lý, bảo vệ môi trường và thúc đẩy đầu tư xanh, thực hành xanh của doanh nghiệp tại địa phương, qua đó, khuyến nghị các địa phương thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.