Triển khai quyết liệt giải pháp phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh: Thu hút đầu tư vào các KKT, khu công nghiệp được xác định là động lực phát triển; do vậy, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt hơn.

bqbht_br_dsc-6752-copy.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Chiều 21/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Dự buổi làm việc có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan.

bqbht_br_dsc-6713-copy-478.jpg

Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lê Trung Phước báo cáo các nội dung liên quan.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (BQL KKT) cho biết, Hà Tĩnh hiện có 2 KKT và 7 khu công nghiệp đã được quyết định thành lập. Ngoài ra, theo quy hoạch tỉnh được phê duyệt có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Thủ tướng phê duyệt là 1.209 ha; UBND tỉnh đang giao BQL KKT tỉnh triển khai lập quy hoạch. Các KKT và khu công nghiệp trong tỉnh có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động với gần 22.800 lao động.

bqbht_br_dsc-6722-copy.jpg

Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Văn Ngọc phát biểu tại buổi làm việc.

Trong giai đoạn 2021 - 2024, các khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút mới 30 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư quy đổi 3,77 tỷ USD. Tổng thu ngân sách tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2024 đạt trên 41.500 tỷ đồng (cao gấp 1,4 lần giai đoạn 2015 - 2020), chiếm trên 58% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

 

Hiện nay, trên địa bàn các KKT và khu công nghiệp tỉnh có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 137 dự án đầu tư trong nước, 57 dự án đầu tư nước ngoài.

bqbht_br_dsc-6729-copy.jpg

Bí thư Thị ủy Kỳ Anh Nguyễn Hoài Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Thời gian qua, BQL KKT tỉnh đã thường xuyên làm việc, kiểm tra, đôn đốc các dự án triển khai, đẩy nhanh tiến độ theo cam kết; đồng thời, rà soát, chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ, không triển khai nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Từ 2021-2024, ban đã đề xuất các cơ quan thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đầu tư đối với 43 dự án, thực hiện chấm dứt hoạt động đối với 20 dự án… Công tác lập, điều chỉnh và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng được tập trung triển khai.

bqbht_br_dsc-6738-copy.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh phát biểu tại buổi làm việc.

Tuy vậy, hiện nay công tác thu hút đầu tư vẫn còn khó khăn; số lượng dự án còn tồn đọng lớn; một số dự án chậm tiến độ; thiếu quỹ đất sạch trong khu kinh tế; kết cấu hạ tầng thiếu, yếu, chưa tương xứng với nhu cầu sử dụng...

 

bqbht_br_dsc-6746-copy.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại biểu đã phân tích, làm rõ nguyên nhân và thảo luận giải pháp liên quan đến thu hút đầu tư; giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch mời gọi các nhà đầu tư; hướng xử lý các hồ sơ thủ tục liên quan đến các đề án, quy hoạch, các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn KKT, khu công nghiệp; ưu tiên nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tại các KKT, khu công nghiệp...

bqbht_br_dsc-6742-copy.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh: Thu hút đầu tư vào các KKT, khu công nghiệp được xác định là động lực phát triển kinh tế - xã hội; do vậy, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt hơn.

bqbht_br_dsc-6764-copy.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu BQL KKT tỉnh tiếp tục hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ; tập trung rà soát, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

 

Cùng đó, phối hợp các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, đánh giá những chính sách không hiệu quả, bất cập để tham mưu xây dựng các chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn, có tính chiến lược phù hợp định hướng phát triển của tỉnh; phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng quy trình thủ tục đầu tư đảm bảo "nhanh nhất, tốt nhất nhưng chặt chẽ nhất" để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi vào các KKT, khu công nghiệp trên địa bàn; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Quan tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu tại các khu công nghiệp, KKT đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai.

Xem nhiều nhất

Hà Tĩnh tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số PCI năm 2024

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự lễ công bố.Năm 2024, Báo cáo PCI cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh. Điểm số trung vị đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.Kết quả PCI 2024, trong top 30 tỉnh, thành, TP Hải Phòng xếp vị trí quán quân với 74,84 điểm; vị trí thứ 2 thuộc về tỉnh Quảng Ninh với 73,20 điểm; xếp thứ 3 là Long An với 72,64 điểm; tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 với 71,24 điểm; tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu xếp thứ 5 với 71,17 điểm. Top 30 tỉnh, thành phố có điểm số PCI năm 2024 cao nhất.Với số điểm đạt 66,16 điểm (tăng 2,4 điểm), Chỉ số PCI năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 và tăng 8 bậc so với năm 2023 (năm 2023 chỉ số PCI Hà Tĩnh đạt 63,76 điểm, xếp thứ 54).Trong đó, các chỉ số thành phần ghi nhận sự cải thiện so với năm 2023 như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,5 điểm, tăng 1,61 điểm; chỉ số đào tạo lao động đạt 7,45 điểm, tăng 2,41 điểm; chỉ số gia nhập thị trường đạt 8,22 điểm, tăng 1,07 điểm; chỉ số chi phí thời gian tăng từ 7,26 điểm, tăng 0,4 điểm; tính minh bạch đạt 6,35 điểm, tăng 0,4 điểm; tính năng động của chính quyền tỉnh đạt 5,79 điểm, tăng 0,26 điểm.Các chỉ số giảm điểm so với năm 2023 gồm: tiếp cận đất đai giảm 1,05 điểm; chi phí không chính thức giảm 0,9 điểm; cạnh tranh bình đẳng giảm 1,01 điểm; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự giảm 0,33 điểm. Chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp.Ngoài ra, đối với Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, thống kê từng chỉ số thành phần ghi nhận Hà Tĩnh có sự tăng điểm ở 4/4 chỉ số.Cụ thể: giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai tăng 0,22 điểm; đảm bảo tuân thủ tăng 1,08 điểm; thúc đẩy thực hành xanh tăng 0,37 điểm; chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,87 điểm. Báo cáo PCI là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện. Năm 2024 là năm thứ 20 chỉ số này ra đời và được công bố tại Việt Nam.Báo cáo PCI năm 2024 tiếp tục truyền tải đánh giá của doanh nghiệp về nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc quản lý, bảo vệ môi trường và thúc đẩy đầu tư xanh, thực hành xanh của doanh nghiệp tại địa phương, qua đó, khuyến nghị các địa phương thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.