Tiếp tục cập nhật các công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 16/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tiếp tục cập nhật các công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 1.

              

                                          Tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 07 tháng 04 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 33/CĐ-TTg về việc tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), thống nhất đất nước. Tiếp theo, tại Văn bản số 3184/VPCP-CN ngày 15 tháng 4 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng - Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì tổ chức Lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2025 (trực tuyến đến tất cả các công trình, dự án).

Theo báo cáo của 09 bộ, cơ quan ngang bộ và 51 tỉnh, thành phố, tổng số dự án, công trình đăng ký khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật… là 85 công trình, dự án. Hiện nay còn 07 bộ, cơ quan và 12 địa phương chưa gửi báo cáo. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty (bao gồm cả các Bộ, cơ quan, địa phương đã gửi báo cáo) khẩn trương tiếp tục rà soát, tổng hợp đầy đủ các công trình, dự án quan trọng, các công trình lớn của ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc và của địa phương phụ trách đủ điều kiện theo quy định dự kiến khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật, hợp long, động thổ… để chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gửi về Bộ Xây dựng - Cơ quan Thường trực trước 16 giờ ngày 16 tháng 4 năm 2025; báo cáo thông tin về các công trình, dự án (tên, loại hình, quy mô, nguồn vốn, tổng vốn đầu tư…).

2. Bộ Xây dựng - cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương rà soát lại các dự án, công trình để bảo đảm quy mô, điều kiện tổ chức khánh thành, khởi công, thông xe kỹ thuật, hợp long,… theo quy định; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 16 tháng 4 năm 2025.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan chủ động chuẩn bị mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật, tổ chức Lễ khởi công, khánh thành, thông xe kỹ thuật, hợp long,… các công trình, dự án do cơ quan mình phụ trách theo kịch bản chung do Bộ Xây dựng, Đài truyền hình Việt Nam xây dựng, tổ chức, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm; chủ động bố trí các điều kiện kỹ thuật để kết nối trực tuyến đến tất cả các công trình, dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Đài truyền hình Việt Nam để buổi Lễ thành công.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./

Xem nhiều nhất

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước

Tin trong nước 1 ngày trước

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ.Sáng 5/5, ngay sau khi phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ số 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.Tham gia trong Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh còn có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu thảo luận.Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu tán thành cao với đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp hệ thống chính trị, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn.Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận.Quá trình thảo luận, các đại biểu đề nghị cần rà soát, sửa đổi Hiến pháp theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính, chỉ quy định thể hiện tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý một số quy định phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn, bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, các xã, phường. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thể hiện sự đồng tình cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Các đại biểu thể hiện mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần bao quát, toàn diện về tôn chỉ, mục đích, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.Thảo luận tại tổ, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trên nhiều phương diện, tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước. Đây vừa là quyết sách thể hiện tính cấp bách, đồng thời sẽ mở ra "dư địa" cải cách sâu rộng để tiến tới xây dựng một nền hành chính tinh gọn mạnh, liêm chính, hiệu năng, hiệu lực, hiện đại, đủ sức dẫn dắt đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.