Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Về chứng thư chữ ký điện tử, Nghị định nêu rõ, chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:

Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.

Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.

Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.

Liên quan đến nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, Nghị định nêu rõ, nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:

1-Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử; 2-Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có); 3-Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử; 4-Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử; 5-Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử; 6-Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử; 7-Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử; 8-Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.

Về nội dung của chứng thư chữ ký số, theo nghị định, nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia; thuật toán khóa không đối xứng.

Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm: Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số; tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; thuật toán khóa không đối xứng.

Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm: Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số; tên của thuê bao; số hiệu chứng thư chữ ký số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số; khóa công khai của thuê bao; chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số; mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số; trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; thuật toán khóa không đối xứng.

Về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số, Nghị định quy định, thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy được quy định như sau: Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm; chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 3 năm.

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm...

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2025.

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước

Tin trong nước 1 ngày trước

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ.Sáng 5/5, ngay sau khi phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ số 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.Tham gia trong Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh còn có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu thảo luận.Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu tán thành cao với đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp hệ thống chính trị, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn.Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận.Quá trình thảo luận, các đại biểu đề nghị cần rà soát, sửa đổi Hiến pháp theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính, chỉ quy định thể hiện tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý một số quy định phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn, bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, các xã, phường. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thể hiện sự đồng tình cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Các đại biểu thể hiện mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần bao quát, toàn diện về tôn chỉ, mục đích, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.Thảo luận tại tổ, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trên nhiều phương diện, tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước. Đây vừa là quyết sách thể hiện tính cấp bách, đồng thời sẽ mở ra "dư địa" cải cách sâu rộng để tiến tới xây dựng một nền hành chính tinh gọn mạnh, liêm chính, hiệu năng, hiệu lực, hiện đại, đủ sức dẫn dắt đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.