Những dấu ấn nổi bật trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân

Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của ngành y tế là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho mọi người dân, tạo được nguồn nhân lực chất lượng tốt cho xã hội.

Trải qua 70 năm xây dựng, lao động, cống hiến và trưởng thành (27/2/1955 - 27/2/2025), ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, tăng từ khoảng 60 tuổi (giai đoạn 1975-1980) lên mức trung bình 74,5 tuổi hiện nay. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đã đạt hơn 94% dân số, góp phần bảo đảm mọi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí hợp lý. Người dân được khám chữa bệnh với dịch vụ, kỹ thuật y học hiện đại không thua kém các nước phát triển như: Ghép tạng, phẫu thuật bằng robot, áp dụng chữa bệnh công nghệ tế bào gốc…

 

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước

Tin trong nước 1 ngày trước

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ.Sáng 5/5, ngay sau khi phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ số 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.Tham gia trong Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh còn có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu thảo luận.Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu tán thành cao với đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp hệ thống chính trị, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn.Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận.Quá trình thảo luận, các đại biểu đề nghị cần rà soát, sửa đổi Hiến pháp theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính, chỉ quy định thể hiện tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý một số quy định phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn, bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, các xã, phường. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thể hiện sự đồng tình cao với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Các đại biểu thể hiện mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần bao quát, toàn diện về tôn chỉ, mục đích, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.Thảo luận tại tổ, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trên nhiều phương diện, tạo động lực lớn cho cải cách, phát triển đất nước. Đây vừa là quyết sách thể hiện tính cấp bách, đồng thời sẽ mở ra "dư địa" cải cách sâu rộng để tiến tới xây dựng một nền hành chính tinh gọn mạnh, liêm chính, hiệu năng, hiệu lực, hiện đại, đủ sức dẫn dắt đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.