Lãnh đạo tỉnh dự khai trương hệ thống máy chạy thận ở Hương Sơn

Thông qua kết nối, kêu gọi của huyện Hương Sơn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện 11 máy chạy thận nhân tạo với tổng trị giá 5 tỷ đồng.

bqbht_br_z6490010261228-7a28cebadeae2e9bb9978143e5dbd14b.jpg

Đại biểu dự lễ bàn giao và khai trương hệ thống chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hương Sơn.

Sáng 10/4, Trung tâm Y tế Hương Sơn phối hợp với Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh tổ chức lễ bàn giao và khai trương hệ thống chạy thận nhân tạo.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế và lãnh đạo huyện Hương Sơn cùng dự.

Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh trao tặng Trung tâm Y tế Hương Sơn 11 máy chạy thận nhân tạo trị giá 5 tỷ đồng.

Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh trao tặng Trung tâm Y tế Hương Sơn 11 máy chạy thận nhân tạo trị giá 5 tỷ đồng.

Những năm qua, Trung tâm Y tế Hương Sơn tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa, không ngừng đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn. Tổng nguồn lực huy động trị giá hơn 10 tỷ đồng với các thiết bị khám chữa bệnh hiện đại như: hệ thống nội soi tiêu hóa Fujifilm, hệ thống máy nội soi Pantax, hệ thống máy siêu âm chuyên tim mạch 4 đầu dò…

Nhờ đó, số lượng người bệnh đến khám và điều trị bệnh tại 2 cơ sở thuộc Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2024, tại cơ sở 1 ở thị trấn Phố Châu, số lượng người đến khám, điều trị đạt 110.000 lượt, tăng 7,6% so với năm 2023; lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 17.735 người, đạt 101% so với kế hoạch đề ra.

Tại cơ sở 2 ở thị trấn Tây Sơn, tổng số người đến khám, điều trị năm 2024 đạt 22.500 lượt, tăng 68% so với năm 2023; có 4.850 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 64% so với năm 2023, đạt 136% kế hoạch đề ra.

Qua khảo sát, trên địa bàn huyện Hương Sơn có 130 bệnh nhân mắc bệnh thận, tuy nhiên, Trung tâm Y tế huyện chưa có máy chạy thận nhân tạo nên người bệnh phải đến các cơ sở y tế tại TP Vinh (Nghệ An), Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, Trung tâm Y tế huyện Đức Thọ để điều trị.

Thông qua kết nối, kêu gọi của huyện Hương Sơn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ 11 máy chạy thận nhân tạo cho Trung tâm Y tế huyện với tổng trị giá 5 tỷ đồng.

bqbht_br_img-5409.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đưa 11 máy chạy thận nhân tạo vào hoạt động tại Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn không chỉ giảm tải cho các cơ sở y tế trong, ngoài tỉnh và tuyến Trung ương mà còn giúp người dân tiết kiệm công sức, chi phí khi đến các cơ sở khác để khám và điều trị bệnh

Để chuẩn bị vận hành và đưa hệ thống máy chạy thận vào hoạt động, Trung tâm Y tế Hương Sơn đã cử 1 bác sỹ, 3 điều dưỡng đến BVĐK tỉnh đào tạo trong 6 tháng và 1 kỹ thuật viên đào tạo 1 tháng tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội để bảo đảm chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Sau bàn giao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cử 1 bác sỹ và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ công tác khám, điều trị và vận hành hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn trong thời gian 10 ngày. Hiện tại, trung tâm có thể đáp ứng phục vụ chạy thận nhân tạo cho 30 bệnh nhân/ngày.

bqbht_br_6104951f-4eb4-4b83-834a-4647f0df1397.jpg

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Trần Bình Thân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nhà tài trợ, đơn vị hỗ trợ.

Tại lễ bàn giao, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Trần Bình Thân bày tỏ biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các bệnh viện, đặc biệt là Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh trong việc luôn đồng hành cùng với địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Hệ thống máy chạy thận nhân tạo không chỉ nâng cao công tác khám chữa bệnh tại địa phương mà còn giúp giảm áp lực cho tuyến trên cũng như tiết kiệm chi phí, công sức, giúp người bệnh yên tâm điều trị.

Lãnh đạo huyện Hương Sơn yêu cầu Trung tâm Y tế huyện bảo quản, vận hành tốt 11 máy chạy thận nhân tạo, đáp ứng sự mong mỏi của người dân, sự tin tưởng của lãnh đạo tỉnh và nhà tài trợ.

bqbht_br_7ed6a57d-e445-429c-8495-329df1711d5c.jpg

                    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu động viên bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hương Sơn.

bqbht_br_img-5526.jpg

Đoàn tham quan hệ thống vận hành máy nội soi tại Trung tâm Y tế Hương Sơn

Cùng với hoạt động kinh doanh, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2020 đến nay, công ty đã trích nguồn kinh phí 25 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Riêng huyện Hương Sơn, công ty đã hỗ trợ số tiền 7 tỷ đồng, tham gia xây dựng 30 nhà nhân ái cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách ở các xã: Hàm Trường, Châu Bình, Tân Mỹ Hà, Tây Sơn….; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhiều trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn huyện

Ông Trần Đại Hà - Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh

Xem nhiều nhất

Hà Tĩnh tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số PCI năm 2024

Tin trong tỉnh 1 ngày trước

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tham dự lễ công bố.Năm 2024, Báo cáo PCI cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh. Điểm số trung vị đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.Kết quả PCI 2024, trong top 30 tỉnh, thành, TP Hải Phòng xếp vị trí quán quân với 74,84 điểm; vị trí thứ 2 thuộc về tỉnh Quảng Ninh với 73,20 điểm; xếp thứ 3 là Long An với 72,64 điểm; tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 với 71,24 điểm; tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu xếp thứ 5 với 71,17 điểm. Top 30 tỉnh, thành phố có điểm số PCI năm 2024 cao nhất.Với số điểm đạt 66,16 điểm (tăng 2,4 điểm), Chỉ số PCI năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 và tăng 8 bậc so với năm 2023 (năm 2023 chỉ số PCI Hà Tĩnh đạt 63,76 điểm, xếp thứ 54).Trong đó, các chỉ số thành phần ghi nhận sự cải thiện so với năm 2023 như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,5 điểm, tăng 1,61 điểm; chỉ số đào tạo lao động đạt 7,45 điểm, tăng 2,41 điểm; chỉ số gia nhập thị trường đạt 8,22 điểm, tăng 1,07 điểm; chỉ số chi phí thời gian tăng từ 7,26 điểm, tăng 0,4 điểm; tính minh bạch đạt 6,35 điểm, tăng 0,4 điểm; tính năng động của chính quyền tỉnh đạt 5,79 điểm, tăng 0,26 điểm.Các chỉ số giảm điểm so với năm 2023 gồm: tiếp cận đất đai giảm 1,05 điểm; chi phí không chính thức giảm 0,9 điểm; cạnh tranh bình đẳng giảm 1,01 điểm; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự giảm 0,33 điểm. Chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp.Ngoài ra, đối với Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, thống kê từng chỉ số thành phần ghi nhận Hà Tĩnh có sự tăng điểm ở 4/4 chỉ số.Cụ thể: giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai tăng 0,22 điểm; đảm bảo tuân thủ tăng 1,08 điểm; thúc đẩy thực hành xanh tăng 0,37 điểm; chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,87 điểm. Báo cáo PCI là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện. Năm 2024 là năm thứ 20 chỉ số này ra đời và được công bố tại Việt Nam.Báo cáo PCI năm 2024 tiếp tục truyền tải đánh giá của doanh nghiệp về nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc quản lý, bảo vệ môi trường và thúc đẩy đầu tư xanh, thực hành xanh của doanh nghiệp tại địa phương, qua đó, khuyến nghị các địa phương thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.