Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã: Trường học, trạm y tế, thôn, tổ dân phố sẽ sắp xếp thế nào?

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có văn bản gửi thành ủy, tỉnh ủy về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Công chức TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công chức TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Đáng chú ý, theo định hướng sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1-8.

Đồng thời giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.

Định hướng cũng nêu rõ việc tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính.

Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có; sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo định hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, cả nước có có 90.508 thôn, tổ dân phố. Trong đó, có 69.580 thôn và 20.928 tổ dân phố.

 

Sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, trường học, trạm y tế khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã

Ban Chỉ đạo cũng nêu rõ định hướng về việc sắp xếp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện nay để chuyển giao, thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo định hướng tại kết luận 137 và hướng dẫn của các bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực sự nghiệp.

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành mới quy định liên quan đến tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.

Cụ thể, đối với lĩnh vực giáo dục sẽ giữ nguyên các trường THCS, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý.

Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

Với lĩnh vực y tế, duy trì các trạm y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

 

Căn cứ diện tích, quy mô dân số của đơn vị cấp xã mới, UBND cấp tỉnh có thể tổ chức lại thành 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn.

Với các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Y tế quản lý để sắp xếp, tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

Định hướng cũng nêu rõ việc sắp xếp, tổ chức 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

Cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, nông nghiệp, môi trường...

Sắp xếp lại, tổ chức 1 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên (Ban quản lý dự án) thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng... trên địa bàn.

Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý dự án của UBND cấp tỉnh để cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

 

Giao UBND cấp tỉnh thực hiện việc cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.

Gắn với cơ cấu lại, giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo yêu cầu của nghị quyết 19/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.


 

Xem nhiều nhất

Cách phát hiện website lừa đảo bằng AI

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Giao diện chatbot AI của Chống lừa đảo.Dự án Chống lừa đảo vừa cập nhật website phiên bản mới, bổ sung chatbot và công cụ AI để nhận diện trang lừa đảo trên Internet.Người dùng có thể truy cập website chongluadao.vn và nhập đường link cần kiểm tra. Hệ thống sẽ đối chiếu đường dẫn với cơ sở dữ liệu của Chống lừa đảo và đối tác bên thứ ba, sau đó trả kết quả nếu website an toàn, nguy hiểm hoặc không có dữ liệu rõ ràng.Nếu muốn sử dụng AI, chỉ cần nhấn Phân tích thêm bằng AI. Lúc này, công cụ sẽ phân tích website dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tên miền đáng ngờ, nội dung bất hợp pháp, chứa đường link rủi ro, sử dụng hosting bất thường...Từ những dữ liệu trên, AI sẽ tổng hợp các yếu tố và đưa ra đánh giá rủi ro theo thang điểm 10. Những chi tiết đáng ngờ về thông tin, hình ảnh trên website cũng được phân tích và hiển thị trên trang kết quả. Đặng Anh Minh, đại diện nhóm phát triển website, cho biết hệ thống hoạt động theo 2 chế độ khi người dùng nhập đường link, gồm AI thời gian thực (AI real-time) và AI agent.“AI real-time áp dụng thuật toán máy học để phân tích đặc điểm trang web và trả kết quả ngay trong trình duyệt của người dùng.Trong khi đó, AI agent sẽ đối chiếu đường link với dữ liệu có sẵn của Chống lừa đảo và các đối tác tin cậy. Việc kết hợp 2 phương pháp này không chỉ tăng tính chính xác, mà còn giúp tiết kiệm thời gian phân tích và dự đoán rủi ro”, Anh Minh chia sẻ.Công cụ phân tích website bằng AI của Chống lừa đảo. Ngoài công cụ phân tích đường link, website còn tích hợp chatbot AI. Giao diện công cụ tương tự ChatGPT hay Gemini, tạo ra sự thân thiện cho người dùng.Nhờ khả năng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên, người dùng có thể nhập mô tả để yêu cầu chatbot phân tích đường link, cách tố cáo đến cơ quan chức năng, báo cáo website lừa đảo, biện pháp phòng chống lừa đảo…Phạm Lê Duy, đại diện nhóm phát triển website, cho biết thời gian từ lúc lên ý tưởng đến hoàn thiện tính năng khoảng 3-4 tuần. Nhờ bộ dữ liệu có sẵn và dữ liệu từ bên thứ ba nên việc triển khai không quá khó khăn.“Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến cải thiện độ chính xác của chatbot, xử lý thêm những hình ảnh chưa rõ nét hoặc bị làm mờ”, Lê Duy nói thêm.Ngoài công cụ phân tích AI, dự án còn cung cấp tiện ích mở rộng (extension) trên trình duyệt, ứng dụng di động để cảnh báo khi truy cập website nguy hiểm, có nguy cơ giả mạo hoặc lừa đảo. Dự án Chống lừa đảo do chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu đồng sáng lập năm 2020, nhằm hỗ trợ kiểm tra độ tin cậy, cảnh báo khi truy cập các website không an toàn. Người dùng có thể đóng góp dữ liệu bằng cách báo cáo đường dẫn độc hại trên trang chongluaodao.vn.