Đưa quan hệ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiều 3/3, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông; bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (11/2023), trong đó, hợp tác kinh tế là điểm sáng nổi bật. 

Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023; Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất từ khu vực vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 1,74 tỷ USD, tăng 75% so với năm 2023. 

Để đưa quan hệ giữa hai nước phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị hai bên phối hợp triển khai các nội dung hợp tác ưu tiên, trong đó có việc hoàn tất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ; tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao; phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế; nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban hỗn hợp và Tham vấn chính trị. 

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trân trọng chuyển lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sớm thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn cấp cao Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4. 

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam - đối tác hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Đông Nam Á; cho biết phía Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thúc đẩy để sớm hoàn tất việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới và mong muốn thúc đẩy hợp tác với ASEAN. 

Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực tổ chức Hội nghị P4G của Việt Nam và tin tưởng sự kiện sẽ thành công tốt đẹp, là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam cùng chung tay với cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Bình luận bài viết

Chưa có bình luận nào.

Xem nhiều nhất

Cách phát hiện website lừa đảo bằng AI

Thông tin tuyên truyền 1 ngày trước

Giao diện chatbot AI của Chống lừa đảo.Dự án Chống lừa đảo vừa cập nhật website phiên bản mới, bổ sung chatbot và công cụ AI để nhận diện trang lừa đảo trên Internet.Người dùng có thể truy cập website chongluadao.vn và nhập đường link cần kiểm tra. Hệ thống sẽ đối chiếu đường dẫn với cơ sở dữ liệu của Chống lừa đảo và đối tác bên thứ ba, sau đó trả kết quả nếu website an toàn, nguy hiểm hoặc không có dữ liệu rõ ràng.Nếu muốn sử dụng AI, chỉ cần nhấn Phân tích thêm bằng AI. Lúc này, công cụ sẽ phân tích website dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tên miền đáng ngờ, nội dung bất hợp pháp, chứa đường link rủi ro, sử dụng hosting bất thường...Từ những dữ liệu trên, AI sẽ tổng hợp các yếu tố và đưa ra đánh giá rủi ro theo thang điểm 10. Những chi tiết đáng ngờ về thông tin, hình ảnh trên website cũng được phân tích và hiển thị trên trang kết quả. Đặng Anh Minh, đại diện nhóm phát triển website, cho biết hệ thống hoạt động theo 2 chế độ khi người dùng nhập đường link, gồm AI thời gian thực (AI real-time) và AI agent.“AI real-time áp dụng thuật toán máy học để phân tích đặc điểm trang web và trả kết quả ngay trong trình duyệt của người dùng.Trong khi đó, AI agent sẽ đối chiếu đường link với dữ liệu có sẵn của Chống lừa đảo và các đối tác tin cậy. Việc kết hợp 2 phương pháp này không chỉ tăng tính chính xác, mà còn giúp tiết kiệm thời gian phân tích và dự đoán rủi ro”, Anh Minh chia sẻ.Công cụ phân tích website bằng AI của Chống lừa đảo. Ngoài công cụ phân tích đường link, website còn tích hợp chatbot AI. Giao diện công cụ tương tự ChatGPT hay Gemini, tạo ra sự thân thiện cho người dùng.Nhờ khả năng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên, người dùng có thể nhập mô tả để yêu cầu chatbot phân tích đường link, cách tố cáo đến cơ quan chức năng, báo cáo website lừa đảo, biện pháp phòng chống lừa đảo…Phạm Lê Duy, đại diện nhóm phát triển website, cho biết thời gian từ lúc lên ý tưởng đến hoàn thiện tính năng khoảng 3-4 tuần. Nhờ bộ dữ liệu có sẵn và dữ liệu từ bên thứ ba nên việc triển khai không quá khó khăn.“Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến cải thiện độ chính xác của chatbot, xử lý thêm những hình ảnh chưa rõ nét hoặc bị làm mờ”, Lê Duy nói thêm.Ngoài công cụ phân tích AI, dự án còn cung cấp tiện ích mở rộng (extension) trên trình duyệt, ứng dụng di động để cảnh báo khi truy cập website nguy hiểm, có nguy cơ giả mạo hoặc lừa đảo. Dự án Chống lừa đảo do chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu đồng sáng lập năm 2020, nhằm hỗ trợ kiểm tra độ tin cậy, cảnh báo khi truy cập các website không an toàn. Người dùng có thể đóng góp dữ liệu bằng cách báo cáo đường dẫn độc hại trên trang chongluaodao.vn.